Tóm tắt Manifold Destiny

Bài viết bắt đầu vào tối ngày 20 tháng 6 năm 2006, với một đoạn miêu tả Khâu đang diễn thuyết về một bài viết[3] của hai học sinh của ông là Tào Hoài ĐôngChu Hy Bình, ở Bắc Kinh, trong dịp Strings 2006,[4] một hội nghị quốc tế về lý thuyết dây. Bài viết này miêu tả nỗ lực của họ trong việc kiểm tra chứng minh của Perelman. Chu và Tào là một trong ba nhóm đã đảm nhận công việc này.

Kế tiếp, bài viết thuật lại một cuộc phỏng vấn với nhà toán học ẩn dật Grigori Yakovlevich Perelman. Cuộc phỏng vấn đề cập đến Huy chương Fields, cuộc đời của Perelman trước khi chứng minh giả thuyết Pointcaré, công thức chiến lược Richard S. Hamilton khai thác để chứng minh giả thuyết, và giả thích hình học hóa của William Thurston. Quá trình cộng tác lâu dài giữa Khâu và Hamilton, được bắt đầu sau khi Khâu nghe được công trình của Hamilton về dòng Ricci, cũng được đề cập.

Sau đó, bài viết miêu tả mối quan hệ giữa Khâu và nhà toán học quá cố Trần Tỉnh Thân, giáo sư cố vấn cho Khâu khi ông nhận bằng tiến sĩ và người được công nhận là nhà toán học hàng đầu của Trung Quốc, cũng như các hoạt động của Khâu trong cộng đồng toán học Trung Quốc. Theo Nasar và Gruber, "ông ngày càng lo lắng...[rằng] một [nhà toán học] trẻ tuổi hơn sẽ nỗ lực hất cẳng ông trong địa vị là người kế thừa của Trần."[1]

Bằng cách xen kẽ những lời bình luận từ các nhà toán học, hai tác giả đã kể một câu chuyện phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề bên lề đề tài giả thuyết Pointcaré nhưng phản ánh các vấn đề chính trì trong lĩnh vực toán học:

  • Việc Khâu dính líu vào vụ tranh cãi về chứng minh giả thuyết về đối xứng gương của Alexander Givental.
  • Nỗ lực của ông (mà theo ông là không có thật) để đưa Đại hội Toán học Quốc tế năm 2002 đến Hồng Kông thay vì Bắc Kinh, và xích mích giữa ông và cộng đồng toán học Trung Quốc diễn ra sau đó
  • Một xung đột năm 2005 khi Khâu cáo buộc học sinh của mình là Điền Cương (một thành viên nhóm khác cũng đang kiểm tra chứng minh của Perelman) đạo văn và nghiên cứu tồi và cũng chỉ trích Đại học Bắc Kinh trong một cuộc phỏng vấn.

Khi bàn luận về giả thuyết Poincaré, Nasar và Gruber cũng đã tiết lộ một cáo buộc mới đối với Khâu mà chưa từng được xuất hiện trên báo chí trước đó:[5]

Vào ngày 13 tháng 4 năm nay, tất cả 31 nhà toán học trong ban biên tập tờ Asian Journal of Mathematics đã nhận một email ngắn từ Khâu và đồng chủ bút của tập san báo tin rằng họ có thời hạn ba ngày để bình luận một bài viết của Chu Hy Bình và Tào Hoài Đông, với tựa đề là “The Hamilton–Perelman Theory of Ricci Flow: The Poincaré and Geometrization Conjectures” (“Thuyết Hamilton–Perelman về dòng Ricci: các giả thuyết Poincaré và hình học hóa”) mà Khâu dự định xuất bản trên tờ tập san. Trong email lại không có đính kèm văn bản của bài viết, báo cáo từ các trọng tài, hoặc một tóm tắt. Ít nhất một thành viên trong ban biên tập đã hỏi xem bài viết nhưng được trả lời rằng bài chưa có sẵn.

Hai tác giả cũng báo cáo rằng một tuần sau email tháng 4 này, tựa của bài viết đột nhiên biến thành "A Complete Proof of the Poincaré and Geometrization Conjecture — Application of the Hamilton–Perelman Theory of The Ricci Flow" ("Chứng minh đầy đủ về Giả thuyết Poincaré và hình học hóa — Áp dụng thuyết Hamilton–Perelman về dòng Ricci"). Sự kiện này chưa được một nguồn bên ngoài xác nhận, nhưng không một cá nhân nào liên quan đến việc này đã lên tiếng phủ nhận.

Bài viết này là kết quả công trình của Chu và Tào mà Khâu đã đề xướng tại hội nghị ở Bắc Kinh.[6] Bài báo kết thúc bằng cách liên kết hành động của Khâu với việc Perelman từ bỏ cộng đồng toán học, cho rằng Perelman đã nói rằng ông không thấy được "các đóng góp mới nào mà [Tào và Chu] đã thực hiện"; và ông đã cảm thấy thất vọng với chuẩn mực đạo đức của cộng đồng. Đối với Khâu, Perelman được trích dẫn nói rằng "Tôi không thể nói là minh tức giận. Có người khác còn làm việc tệ hại hơn. Dĩ nhiên, có nhiều nhà toán học ít nhiều là chân thật. Nhưng họ hầu hết đều là người tuân thủ. Họ ít nhiều là chân thật, nhưng họ chịu đựng được những người không chân thật”.[1]

Bài viết kết thúc với một lời nói từ Mikhail Leonidovich Gromov (người mà trước đó trong bài đã so sánh cách tiếp cận đến bài toán của Perelman với Isaac Newton): “Để làm việc vĩ đại, bạn phải có tâm trí trong sạch. Bạn chỉ có thể nghĩ về toán. Mọt thứ khác đều là sự yếu đuối của con người. Nhận những giải thưởng là biểu lộ sự yếu đuối.”